Raglai, nơi Giấc Mơ Chapi chào đời

Cách đây một tháng, vào những ngày đầu hè nóng rát, mối lương duyên với cuộc sống đã dẫn chân mình tới nơi này, một mảnh đất biệt lập với cuộc sống bên ngoài, và điều đặc biệt khiến mình háo hức hơn cả khi vô tình được biết rằng, mình đang đứng trên vùng đất được miêu tả một cách yên bình, đầy thi ca qua ca khúc Giấc Mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến, bài hát mình hay ngân nga, nhờ nhiều nguồn tài liệu tin cậy, đã làm động lực cho mình đi tìm câu chuyện về dân tộc Raglai, tiếng đàn Chapi ngọt ngào đầy say đắm, và cả về những giấc mơ có thật...


Nghệ nhân Chammalé Âu là hậu duệ cuối cùng của dân tộc Raglai còn gắng bó với tiếng đàn Chapi - Khoa Nguyen - Photo by : Cong Nghia



Đi tìm câu chuyện về dân tộc Raglai


Trên con đường nhựa như vừa mới làm, nối từ đường lớn quốc lộ 1A, nối tiếp nhau là những con đường bằng betong, đường đất đỏ chạy mãi tới cuối chân đồi - là lối đi duy nhất kết nối dân tộc Raglai với thế giới bên ngoài, Ma Nới có 100% dân số là người Raglai, là xã xa xôi nhất của huyện miền núi Ninh Sơn - Ninh Thuận. Vùng đất trong ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến đón chúng tôi hệt như những gì ông đã viết cách đây 20 năm, những đàn dê trắng nhởn nhơ, những mái tranh nghèo, những nhà sàn đơn sơ, và cả những đứa con nít với những ánh mắt trong lành, rụt rè, nhưng thân thiện, người Raglai hiện lên với đầy đủ nếp sống sinh hoạt còn mang đậm nét hoang sơ.

Tiếng đàn Chapi ngọt ngào đầy say đắm

Trích dẫn một đoạn viết mà mình ghi chú lại của một tác giả viết về những ngày đầu chào đời của Giấc Mơ Chapi như sau : “ Ngày đó, cứ mỗi đêm khuya, trai gái trong bản thường rủ nhau lên những quả đồi có trăng thanh, gió mát để trò chuyện. Khi ấy, tiếng đàn Chapi ngân lên mang theo giai điệu của tình yêu thật lãng mạng. Cuộc sống không đánh đổi bằng tiền, họ lao động bằng chính mồ hôi để tạo ra sản phẩm và dùng sản phẩm để đổi lấy những thứ cần cho sinh hoạt. Vì thế mà họ sống không mùa đông, không mùa nắng mưa, chỉ có một mùa yêu nhau.
Chammalé Âu - người Raglai cuối cùng với việc tạo ra và gảy ngân vang tiếng đàn Chapi ngọt ngào ngược dòng thời gian hồi tưởng : “ Trong một chuyến đi tìm nhạc cụ dân tộc Việt Nam để giới thiệu tại Pháp, Trần Tiến đã tìm đến một vùng núi của tỉnh Ninh Thuận. Gặp được cây đàn mà ông rất thích, ở đây, người ta gọi là đàn Chapi. Ông nói với người chủ là mình là nhạc sĩ và ngỏ ý muốn mua cây đàn này. Người chủ cây đàn đáp với ông rằng: “ Nếu anh thích thì tôi sẽ tặng anh. Tôi không bán đâu vì đã mười mấy năm rồi tôi không dùng đến tiền”. Nhạc sĩ Trần Tiến thật sự bất ngờ vì câu trả lời của người chủ cây đàn. Từ đó, khơi nguồn cảm xúc cho ông sáng tác nên Giấc mơ Chapi ’’. Giấc mơ Chapi được hát đầu tiên trên sân khấu là tại Pháp và Hà Lan do chính tác giả trình bày và đó cũng là lần tiên đàn Chapi được giới thiệu với bạn bè quốc tế. Khi về nước, với chất giọng hào sảng của cố ca sĩ Y Moan đã giúp ông thể hiện thành công bài hát này. Do âm hưởng hùng ca của núi rừng nên nhiều người đã lầm tưởng đàn Chapi xuất xứ từ một vùng quê ở Tây Nguyên. Đó quả là một điều đáng tiếc với mảnh đất Ninh Thuận, cái nôi của tiếng đàn Chapi đầy mê đắm.’’
Nghệ nhân đang lắng nghe tiếng đàn Chapi đầy mê đắm - Khoa Nguyen - photo by : Cong Nghia


Chapi, về những giấc mơ có thật...

Hát lên một bản tình ca giữa đại ngàn, nó làm thức tỉnh cuộc sống của vạn vật mà bấy lâu nay đang dần ngủ quên, có tới đây, ta sẽ cảm nhận rõ hơn về hồn người Raglai, tuy nhiên dân bản thời nay không còn lãng mạng như trước nữa, âu cũng là dòng chảy của cuộc sống hiện đại, và có lẻ Chammalé Âu là hậu duệ cuối cùng của dân tộc Raglai còn gắng bó với tiếng đàn Chapi.
Rời Ma Nới với những tiếng bước chân còn lưu luyến, với những con đập đã gần cạn nước, với những ánh mắt trên những gương mặt lắm lem đất, tạm biệt những nhà sàn, rừng cây và núi đồi, lòng trắc ẩn chúng tôi về với văn minh, Raglai - hẹn gặp lại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Crypto - mùa đông 2021 chăng ?

AI 24

Steemit – Mạng xã hội Blockchain, kiếm tiền cho Blogger