Bài đăng

16 lá thư

Hình ảnh
Lá thư số 1 Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu! Lá thư số 2 Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu qua đêm với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên  báo  kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai! Lá thư số 3 Phòng tắm công

Raglai, nơi Giấc Mơ Chapi chào đời

Hình ảnh
Cách đây một tháng, vào những ngày đầu hè nóng rát, mối lương duyên với cuộc sống đã dẫn chân mình tới nơi này, một mảnh đất biệt lập với cuộc sống bên ngoài, và điều đặc biệt khiến mình háo hức hơn cả khi vô tình được biết rằng, mình đang đứng trên vùng đất được miêu tả một cách yên bình, đầy thi ca qua ca khúc Giấc Mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến, bài hát mình hay ngân nga, nhờ nhiều nguồn tài liệu tin cậy, đã làm động lực cho mình đi tìm câu chuyện về dân tộc Raglai, tiếng đàn Chapi ngọt ngào đầy say đắm, và cả về những giấc mơ có thật... Nghệ nhân Chammalé Âu là hậu duệ cuối cùng của dân tộc Raglai còn gắng bó với tiếng đàn Chapi - Khoa Nguyen - Photo by : Cong Nghia Đi tìm câu chuyện về dân tộc Raglai Trên con đường nhựa như vừa mới làm, nối từ đường lớn quốc lộ 1A, nối tiếp nhau là những con đường bằng betong, đường đất đỏ chạy mãi tới cuối chân đồi - là lối đi duy nhất kết nối dân tộc Raglai với thế giới bên ngoài, Ma Nới có 100% dân số là người Raglai, là xã xa x